Last Updated on September 28, 2024 by Ozlinks Education
Visa bắc cầu C còn được gọi là Bridging Vissa BVC (subclass 030), là loại thị thực bắc cầu cho phép bạn ở lại Úc tạm thời một cách hợp pháp. Người sở hữu Visa bắc cầu C được phép ở lại Úc trong khi chờ đợi quyết định liên quan đến đơn xin thị thực mới của họ. Visa bắc cầu C cho phép họ tạm trú hợp pháp tại Úc cho đến khi có quyết định cuối cùng về đơn xin thị thực chính thức mới của bạn.
Bạn có quyền đi lại bất kỳ nơi nào ở Úc, tuy nhiên bạn không được phép rời khỏi và trở lại Úc bằng thị thực bắc cầu C.
Visa BVC, giống như tất cả các visa bắc cầu khác như VBA, BVB, VBD, VBE, không phải là một thị thực chính.
Tại sao tôi nhận được thị thực bắc cầu C?
Visa bắc cầu C được cấp khi bạn nộp đơn xin thị thực chính thức mới khi bạn đang ở tại Úc và khi bạn nộp đơn xin thị thực chính thức mới sau khi thị thực trước đó hết hạn. Điều này có nghĩa là bạn đã ở quá hạn với visa trước đó và là một người nước ngoài ở bất hợp pháp ở Úc trong thời gian đó. Đó là lý do bạn nhận được Visa bắc cầu C (BVC).
Visa bắc cầu C hoạt động như thế nào?
Visa bắc cầu BVC được cấp tùy thuộc vào tình huống của bạn. Nếu bạn nộp đơn xin thị thực hợp lệ, visa BVC sẽ được cấp tự động. Ví dụ: thị thực du lịch (visa 600) của bạn đã hết hạn và bạn biết được điều đó sau ngày hết hạn thị thực. Để tránh gặp rắc rối, bạn lập tức nộp đơn xin thị thực chính thức khác và đáp ứng đủ điều kiện và hợp lệ. Trong trường hợp này BVC sẽ được cấp cho bạn đồng thời để cho phép họ tạm trú hợp pháp ở Úc cho đến khi có quyết định về đơn xin thị thực mới nộp.
If a person receives this visa with a work prohibition, they can apply for a new Bridging Visa C without this restriction. To succeed in this application, they must demonstrate that they have a compelling need to work. Often, this necessitates proving their current or potential financial hardship in the absence of legal work authorization.
Nếu bạn nhận được thị thực bắc cầu C với điều kiện Condition 8101 (‘no work’) không được làm việc, bạn có thể nộp đơn xin Visa Bắc cầu C mới mà không có điều kiện 8101. Để thành công trong đơn đăng ký này, bạn cần chứng minh “nhu cầu bắt buộc phải làm việc” bằng cách chứng minh rằng bạn đang gặp khó khăn về tài chính.
Những điều quan trọng về visa bắc cầu C
Điều rất quan trọng đối với sinh viên quốc tế học tập tại Úc là phải làm quen với những điều quan trọn về visa bắc cầu C, Bridging Visa C (BVC).
Quyền đi lại
Với visa bắc cầu C, bạn không có quyền ra khởi nước Úc và trở lại theo thị thực này, vì vậy nếu bạn rời khỏi Úc, bạn sẽ không thể quay lại tái nhập cảnh vào Úc. Nếu bạn đi ra khỏi nước Úc bằng thị thực BVC thì thị thực BVC sẽ chấm dứt sau khi bạn rời khỏi Úc. Người sở hữu visa bắc cầu C, muốn di du lịch ra khỏi nước Úc cần nộp đơn xin visa bắc cầu B (BVB) để có được quyền đi lại.
Trường hợp bạn phải ra khỏi Úc với visa bắc cầu B (BVB) và bạn không thể trở lại Úc trước khi visa bắc cầu B hết hạn. Bạn sẽ cần phải nộp đơn xin một thị thực khác chẳng hạn như thị thực du lịch, visitor visa 600. Bộ Di Trú quyết định về đơn xin visa du lịch 600 của bạn sẽ được tùy theo từng trường hợp. Khi đã ở lại Úc với thị thực du lịch 600, bạn sẽ cần phải nộp đơn xin BVC để duy trì tính cách hợp pháp sau khi thị thực du lịch 600 hết hạn.
Quyền làm việc
Người mang visa bắc cầu C được cấp với các điều kiện theo thị thực chính mà họ đã có trước đó. Ví dụ: nếu bạn đã có Thị thực Sinh viên 500 khi nộp đơn xin một thị thực chính mới trong khi bạn đang ở Úc, thì bạn sẽ đủ điều kiện để được cấp Thị thực bắc cầu C với các điều kiện về việc làm và học tập giống như của Visa sinh viên 500 của bạn.
Trong trường hợp visa bắc cầu C của bạn không có quyền làm việc Condition 8101 (‘no work’). Bạn có thể nộp đơn lên Bộ Di Trú để xin một BVC khác không có hạn chế về điều kiện làm việc. Để đăng ký điều này, bạn cần phải chứng minh rằng bạn đang gặp khó khăn về tài chính.
Điều kiện để xin visa bắc cầu C là gì?
Các yêu cầu đủ điều kiện để được cấp thị thực bắc cầu C là:
- Bạn phải ở Úc khi nộp đơn và bạn vẫn ở Úc vào thời điểm được cấp thị thực.
- Thị thực chính thức của bạn đã hết hạn hoặc bạn có BV khác tại thời điểm nộp đơn xin thị thực chính thức mới.
- Bạn không có Visa bắc cầu E (visa loại BVE) và bạn không được có BVE kể từ lần cuối cùng bạn có thị thực chính thức.
- Bạn phải nộp đơn xin thị thực chính thức mới chưa được xác định hoặc đã nộp đơn xin xem xét tư pháp (AAT) đối với quyết định được đưa ra liên quan đến đơn xin thị thực chính thức của bạn trong khung thời gian khung thời gian quy định và các thủ tục tố tụng nói trên vẫn chưa có kết quả.
- Nếu các thành viên gia đình của bạn đang ở Úc cùng với bạn, thì bạn có thể kèm vào đơn xin visa bắc cầu C của mình.
- Đơn xin nộp visa bắc cầu C cùng lúc và theo cùng hình thức với đơn xin thị thực chính thức mới.
- Bạn phải đáp ứng các yêu cầu về nhân cách do Bộ Di Trú quy định.
Phí xin Visa bắc cầu C bao nhiêu?
Phí xin Visa Bắc cầu C hoàn toàn MIỄN PHÍ và không có thời gian xử lý cho loại visa này. Thông thường, nó sẽ được tự động cấp từ ngày nộp đơn visa chính với điều kiện bạn đáp ứng các điều kiện để xin thị thực này.
Phí đóng tại thời điểm nộp đơn |
|
Đương đơn chính |
$0 |
Người đi kèm theo trên 18 tuổi |
$0 |
Người đi kèm theo dưới 18 tuổi |
$0 |
Những câu hỏi thường gặp về visa bắc cầu C
Visa bắc cầu A (BVA) là thị thực bắc cầu tạm thời cho phép bạn tiếp tục ở lại Úc trong thời gian đợi kết quả của hồ sơ xin visa chính thức mới của bạn sau khi visa chính thức trước đó của bạn hết hạn.
Mặt khác, Visa bắc cầu C (BVC) dành cho những người nước ngoài ở Úc không có gữi thị thực chính thức hợp lệ tại thời điểm nộp hồ sơ xin visa chính thức mới, vì bạn đã ở quá hạn với visa trước đó và là một người nước ngoài ở bất hợp pháp ở Úc trong thời gian đó. Đó là sự khác biệt giữa Visa bắc cầu A và Visa bắc cầu C.
Không có khung thời gian cụ thể cho hiệu lực của loại thị thực bắc cầu C. Nói chung, loại bridging visa C có hiệu lực cho đến ngày bạn nhận được kết quả của đơn xin visa, hoặc kết quả kháng cáo từ Tòa phúc thẩm hành chính (AAT), hoặc kết quả cuối cùng của tòa án tư pháp (judicial review) đã hoàn thành.
Visa bắc cầu C thường có hiệu lực cho đến khi bạn nhận được quyết định cuối cùng của đơn xin thị thực chính. Ví dụ, trong trường hợp nếu đơn xin thị thực 482 TSS của bạn bị từ chối, thị thực bắc cầu C của bạn sẽ hết hiệu lực sau 35 ngày tính từ ngày có quyết định. Có nghĩa là bạn có 35 ngày để chuẩn bị rời khỏi Úc hoặc quyết định nộp đơn kháng cáo tại Tòa phúc thẩm hành chính (AAT).
Visa bắc cầu C có cùng quyền làm việc như visa hiện tại của bạn. Những người xin thị thực vợ chồng và visa lao động diện chủ bảo lãnh, visa bắc cầu C sẽ được cấp quyền làm việc. Nếu bạn đã được cấp Visa bắc cầu C mà không có quyền làm việc, bạn có thể nộp đơn xin BVC khác để chuyển đổi quyền làm việc.
Đánh giá tư pháp cho phép tòa án kiểm tra tính hợp pháp của quyết định di cư do người ra quyết định có thẩm quyền đưa ra mà trong hầu hết các trường hợp là Tòa phúc thẩm hành chính.
Mặc dù thị thực bắc cầu C cho phép bạn ở lại Úc một cách hợp pháp, nhưng chỉ có thị thực bắc cầu B (BVB) mới cho phép bạn rời khỏi và tái nhập cảnh vào Úc trong khi chờ quyết định hồ sơ visa của bạn. Bạn có thể đủ điều kiện để xin BVB nếu bạn có visa bắc cầu C (BVC).
Ngoại lệ chính là thị thực du lịch 600, bạn không thể xin thị thực này khi đang có thị thực bắc cầu C. Nhưng ngoài điều này ra, không có hạn chế nào trong việc xin thị thực khác khi bạn đang giữ visa bắc cầu C.
Nếu thị thực bắc cầu C của bạn đã hết hạn, bạn nên nộp đơn xin visa bắc cầu E (BVE) trước khi rời khỏi nước Úc. Điều quan trọng là phải thực hiện đúng các bước khi sắp xếp rời khỏi nước Úc. Cách bạn rời khỏi Úc có thể ảnh hưởng đến khả năng được cấp thị thực trong tương lai.
Bạn có thể nộp đơn xin thị thực bắc cầu C khác với giấy phép làm việc bằng cách điền vào mẫu 1005 Đơn xin thị thực bắc cầu.
Để đủ điều kiện: Người có visa bắc cầu C cần cung cấp bằng chứng về ‘nhu cầu bắt buộc phải làm việc’, nghĩa là chứng minh rằng bạn đang gặp khó khăn về tài chính. Tham khảo thêm về “Hướng dẫn Nộp đơn xin Quyền làm việc tại Úc”
Chương trình Đinh cư tay nghề tổng quát là gì?
Chương trình Định cư tay nghề tổng quát (GSM) cung cấp con đường cho những cá nhân có kỹ năng chuyên môn di cư đến Úc. Chương trình này là một chương trình nhập cư ở Úc sử dụng hệ thống thị thực tính theo thang điểm (point-test) để giải quyết tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao.
Thang điểm định cư là gì?
Thang điểm định cư Úc (point-test) là một hệ thống tính điểm cho các đương đơn muốn xin visa có tay nghề theo chương trình Định cư tay nghề tổng quát. Thang điểm định cư dựa theo độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng tiếng Anh để ước tính điểm tiềm năng của họ để bảo đảm đáp ứng điều kiện tối thiểu của chương trình. Xem thêm thông tin về cách tính thang điểm định cư.
Thẩm đinh tay nghề là gì?
Chương trình thẩm định tay nghề định cư được thiết kế dành cho những người yêu cầu đánh giá kỹ năng như một phần trong đơn xin thị thực định cư tay nghề tổng quát của họ tới Bộ Nội vụ Úc. Đây là điều kiện bắt buộc để xin visa 491, visa 189, visa 190. Kết quả của thẩm định tay nghề xác định xem bạn có đủ kỹ năng và chuyên môn cần thiết để được tuyển dụng, tìm việc làm tại Úc trong ngành nghề bạn đã chỉ định hay không.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Thông tin trong phần visa này không nhằm mục đích cung cấp tư vấn di trú theo điều lệ 276 của Đạo luật Di trú (Cth) 1994 như được mô tả trong luật Di trú. Nó dựa trên các hướng dẫn công khai có sẵn trên Trang web của Bộ Di trú. Bạn có trách nhiệm xác minh tính chính xác và trạng thái của thông tin được cung cấp với Tư vấn Di trú có giấy phép Đăng ký (RMA), dưới sự quy định của MARA trước khi nộp đơn xin thị thực.
Mặc dù mọi nỗ lực đã được thực hiện để cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Mọi nỗ lực đều được thực hiện để cập nhật tất cả thông tin, nhưng có thể một số thay đổi gần đây nhất có thể chưa được cập nhật trong phần này. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm đối với bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào trong bản tin này.
Thông tin trong phần này được xuất bản theo hướng dẫn cấp phép Creative Commons Attribution 2.5 của Australia và nguồn gốc có thể được truy cập trên trang web https://immi.homeaffairs.gov.au